;
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mở Tiệm Nail Thành Công Từ A - Z

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mở Tiệm Nail Thành Công Từ A - Z

Mục lục

    Ngành nail đang là một trong những lĩnh vực làm đẹp phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay. Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng tăng cao, kéo theo sự bùng nổ của các tiệm nail trên khắp cả nước. Nếu bạn đang ấp ủ giấc mơ mở tiệm nail riêng, hãy cùng Kềm Nghĩa tìm hiểu những kinh nghiệm mở tiệm nail thực chiến để biến ước mơ thành hiện thực.

    1. Lý do ngành nail phát triển mạnh như hiện nay

    Trong xã hội hiện đại, phụ nữ không chỉ xem việc làm đẹp là nhu cầu cá nhân mà còn là cách thể hiện bản thân, sự tự tin và thành công. Móng tay, móng chân không còn đơn thuần là bộ phận trên cơ thể mà đã trở thành một phụ kiện thời trang quan trọng, thể hiện cá tính và phong cách riêng của mỗi người.

    Các xu hướng nail mới liên tục xuất hiện, từ những mẫu nail đơn giản, thanh lịch đến những thiết kế cầu kỳ, độc đáo, đáp ứng mọi sở thích và phong cách của khách hàng. Sự sáng tạo không ngừng của ngành nail đã thu hút sự quan tâm của đông đảo chị em phụ nữ.

    Bên cạnh đó, các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, TikTok... đã trở thành nơi chia sẻ và lan truyền các xu hướng làm đẹp, trong đó có nail art. Những hình ảnh, video về những mẫu nail đẹp mắt đã tạo nên một cơn sốt và thúc đẩy nhu cầu làm nail của phái đẹp.

    Các tiệm nail hiện nay không chỉ cung cấp dịch vụ làm móng cơ bản mà còn mở rộng sang các dịch vụ chăm sóc móng chuyên sâu, sử dụng sản phẩm chất lượng cao và công nghệ hiện đại, mang đến trải nghiệm làm đẹp toàn diện cho khách hàng.

    So với các dịch vụ làm đẹp khác, làm nail có chi phí tương đối hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nail, thu hút một lượng lớn khách hàng từ nhiều tầng lớp xã hội.

    2. Lập kế hoạch cho “ngôi nhà” mới của mình

    Lập kế hoạch cho “ngôi nhà” mới của mình

     Lập kế hoạch cho “ngôi nhà” mới của mình

    2.1 Nghiên cứu thị trường

    Trước khi khởi nghiệp kinh doanh mở tiệm nail, nghiên cứu thị trường là bước quan trọng giúp bạn hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh với bạn trong ngành nghề này. Tìm hiểu về các tiệm nail khác trong khu vực như quy mô, dịch vụ, giá cả và phong cách giúp bạn định vị vị trí của mình và tạo ra sự khác biệt. 

    Ngoài ra, bạn cần cập nhật liên tục các xu hướng làm nail mới nhất từ kiểu dáng, màu sắc, họa tiết đến các kỹ thuật làm nail giúp bạn thu hút khách hàng và nắm bắt được thị hiếu của thị trường. Xác định rõ nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hay người nổi tiếng sẽ giúp bạn điều chỉnh dịch vụ, giá cả và phong cách của tiệm nail phù hợp.

    2.2 Xác định quy mô và vốn kinh doanh

    Kế hoạch kinh doanh của tiệm nail cũng cần được phải xác định rõ quy mô và vốn kinh doanh. Dự tính số lượng khách hàng tiềm năng và số lượng nhân viên cần thiết, cũng như diện tích mặt bằng phù hợp để phục vụ hiệu quả. Lập bảng dự trù chi tiết các khoản chi phí cần thiết gồm: 

    • Chi phí thuê mặt bằng (bao gồm tiền cọc, tiền thuê hàng tháng, chi phí sửa chữa, trang trí) 
    • Chi phí trang thiết bị (bàn ghế, đèn, tủ kệ, máy móc, dụng cụ làm nail) 
    • Chi phí nguyên vật liệu (sơn, gel, phụ kiện trang trí, hóa chất),
    • Chi phí nhân sự (lương nhân viên, bảo hiểm, chi phí đào tạo)
    • Chi phí vận hành (tiền điện, nước, internet, quảng cáo, tiếp thị). 

    Xác định nguồn vốn đầu tư là vấn đề quan trọng, có thể là vốn tự có, vay vốn ngân hàng hoặc kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư.

    2.3 Kinh nghiệm, kiến thức và tay nghề của bạn

    Ở vấn đề này bạn nên thành thật đánh giá trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của bản thân. Nếu chưa đủ, hãy tham gia các khóa học nâng cao hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia. 

    Bạn nên cân nhắc việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên có tay nghề giỏi, nhiệt tình và tận tâm với công việc để có thể triển khai công việc một cách trơn tru.

    2.4 Chọn địa điểm

    Ban cần ưu tiên các vị trí gần khu dân cư, trường học, công sở, trung tâm thương mại hoặc các khu vực có nhiều người qua lại để có thể tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể khi đó thì cửa hàng của bạn mới được biết đến nhiều hơn. Để tối ưu cho việc đó, bạn hãy chọn mặt bằng có diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, thoáng đãng, dễ nhìn thấy từ bên ngoài.

    Lưu ý cân nhắc khả năng tài chính và tiềm năng sinh lời của địa điểm để quyết định mức giá thuê phù hợp.

    2.5 Giấy phép kinh doanh:

    Trước khi mở tiệm nay hoặc kinh doanh bất cứ một cái gì đó thì hãy đăng ký giấy phép kinh doanh tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đây là bước đầu tiên để tiệm nail của bạn hoạt động hợp pháp và tránh các rủi ro pháp lý.

    Tiếp theo để đảm bảo tiệm nail của bạn tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn vệ sinh, bạn cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật. tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, và trang thiết bị sử dụng trong tiệm. Các tiêu chuẩn này bao gồm việc đảm bảo dụng cụ làm móng được khử trùng đúng cách, không gian tiệm sạch sẽ, và có hệ thống xử lý chất thải hiệu quả.

    3. Thiết kế xây dựng và trang trí tiệm nail

    Thiết kế xây dựng và trang trí tiệm nail

    Thiết kế xây dựng và trang trí tiệm nail

    3.1 Bố trí không gian hợp lý

    Chắc hẳn ai cũng muốn sắp xếp không gian cho tiệm nail của mình một cách hợp lý và bạn cũng vậy, vì thế bạn nên sắp xếp như thế nào cho đẹp nhất và thoải mái nhất theo góc nhìn của bạn. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ một số điều như là:

    Phân chia khu vực:

    • Khu vực làm móng: Đây là khu vực quan trọng nhất, cần đảm bảo đủ rộng rãi và thoải mái cho cả khách hàng và nhân viên. Bố trí các bàn làm móng hợp lý, có khoảng cách vừa đủ để tạo sự riêng tư và thuận tiện cho việc di chuyển.
    • Khu vực chờ: Thiết kế khu vực chờ với ghế sofa êm ái, bàn trà, tạp chí, sách báo... để khách hàng có thể thư giãn trong lúc chờ đợi.
    • Khu vực vệ sinh: Đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ tiện nghi.
    • Khu vực trưng bày sản phẩm: Nếu bạn có bán thêm các sản phẩm chăm sóc móng, hãy thiết kế một khu vực trưng bày bắt mắt để thu hút khách hàng.

    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp để tạo không gian sáng sủa và ấm cúng. Sử dụng cây xanh, tranh ảnh, vật dụng trang trí... để tạo điểm nhấn và phong cách riêng cho tiệm nail.

    3.2 Trang bị nội thất, cơ sở vật chất:

    Một tiệm nail sang xịn mịn thì nội thất cũng phải sang xịn mịn:

    • Bàn ghế làm móng: Lựa chọn bàn ghế có kích thước phù hợp, chất liệu dễ vệ sinh, thiết kế thoải mái cho cả khách hàng và nhân viên. Kềm Nghĩa cung cấp đa dạng mẫu mã bàn ghế làm nail chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu và phong cách.
    • Ghế chờ: Chọn ghế sofa êm ái, có kiểu dáng và màu sắc hài hòa với tổng thể không gian.
    • Tủ kệ: Sử dụng tủ kệ để trưng bày sản phẩm, lưu trữ dụng cụ và vật liệu làm nail. Kềm Nghĩa có các mẫu tủ kệ đa dạng về kích thước và kiểu dáng, giúp tối ưu không gian và tạo sự chuyên nghiệp cho tiệm.
    • Đèn trang trí: Lựa chọn đèn có ánh sáng vừa đủ, không gây chói mắt, tạo không gian ấm cúng và thư giãn.
    • Hệ thống thông gió: Đảm bảo không gian luôn thoáng khí, không bị ám mùi hóa chất.

    3.3 Chuẩn bị bộ dụng cụ làm nail cần thiết

    Yếu tố quan trọng mà Kềm Nghĩa muốn bạn cần chú trọng vào đó chính là bộ dụng cụ làm nail mà tiệm của bạn sở hữu. Không ai muốn đi làm nail ở một tiệm dụng cụ không được tốt hết và cả bạn cũng như thế, bạn cũng muốn tiệm nail sử dụng dụng cụ chất lượng thấp và không chuyên nghiệp để chăm sóc cho bạn. Chính vì thế, những bộ dụng cụ làm nail cần thiết bạn phải có như là:

    • Dụng cụ làm móng cơ bản: Kềm, nhíp, bấm móng, dũa móng, sủi da...
    • Dụng cụ vẽ móng: Cọ vẽ, dotting tool, miếng bọt biển...
    • Dụng cụ chăm sóc móng: Bồn ngâm chân, máy mài, máy hơ gel...
    • Vật liệu làm móng: Sơn gel, bột đắp, phụ kiện trang trí…
    • Máy hơ gel: Chọn máy hơ gel có công suất phù hợp, đèn LED hoặc UV để đảm bảo sơn gel khô nhanh và bền màu.
    • Máy chà gót: Giúp loại bỏ da chết và làm mềm gót chân.
    • Máy mài: Dùng để mài nhẵn bề mặt móng, tạo hình móng và loại bỏ lớp sơn cũ.
    • Các thiết bị chuyên dụng khác

    Lưu ý ưu tiên lựa chọn các dụng cụ làm nail chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn vệ sinh cho khách hàng. Kềm Nghĩa là một trong những thương hiệu uy tín cung cấp đầy đủ các dụng cụ làm nail cần thiết với chất lượng đảm bảo.

    >>> Xem thêm: 10 dụng cụ làm nail, làm móng cơ bản dành cho người mới bắt đầu

    4. Quản lý tài chính Marketing

    Quản lý tài chính Marketing

    Quản lý tài chính Marketing

    4.1 Lập ngân sách và kiểm soát chi phí

    Để quản lý tài chính hiệu quả, bạn cần lập kế hoạch chi tiết cho các khoản thu và chi của tiệm nail, bao gồm cả chi phí cố định như thuê mặt bằng, lương nhân viên, điện nước và chi phí biến đổi như nguyên vật liệu, tiếp thị. Thường xuyên theo dõi các khoản thu chi thực tế, so sánh với ngân sách dự kiến để phát hiện các vấn đề và điều chỉnh kịp thời. 

    Đồng thời, tối ưu hóa chi phí bằng cách giảm thiểu các chi phí không cần thiết, đàm phán với nhà cung cấp để có giá tốt hơn và sử dụng tiết kiệm điện nước. Ngoài ra, cân nhắc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, quản lý kho, quản lý nhân sự để giúp kiểm soát tài chính hiệu quả hơn.

    4.2 Lưu ý về thuế và pháp lý

    Bạn lưu ý hãy tuân thủ các quy định pháp lý và thực hiện nghĩa vụ thuế khi kinh doanh tiệm nail. Bạn cần đăng ký và nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, đảm bảo tiệm nail hoạt động đúng theo các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy để tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

    4.3 Chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng thân thiết:

    Để thu hút và giữ chân khách hàng, chi phí tài chính bạn tổ chức các chương trình khuyến mãi định kỳ hoặc theo các dịp lễ tết hay các sự kiện đặc biệt đều cần phải có kế hoạch. 

    Bạn phải quản lý được những điều bạn thực hiện để tạo được giá trị khách hàng như xây dựng hệ thống tích điểm, thẻ thành viên, quà tặng để tri ân khách hàng trung thành, lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.

    4.4 Tận dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu:

    Chi phí bạn có thể đầu tư nhiều nữa là chi phí để quảng bá thương hiệu.

    • Xây dựng fanpage: Tạo fanpage trên Facebook, Instagram, TikTok... để chia sẻ thông tin về dịch vụ, sản phẩm, khuyến mãi, cũng như tương tác với khách hàng.
    • Đăng tải nội dung hấp dẫn: Chia sẻ hình ảnh, video về các mẫu nail đẹp, các bước làm nail, các mẹo chăm sóc móng... để thu hút sự chú ý của khách hàng.
    • Chạy quảng cáo: Sử dụng các công cụ quảng cáo trên mạng xã hội để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
    • Tổ chức minigame: Tạo các hoạt động tương tác trên mạng xã hội để tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng mới.

    Tất cả những điều này phải nằm trong tính toán của bạn và có một kế hoạch cụ thể để triển khai.

    5. Tuyển dụng nhân viên và đào tạo

    Tuyển dụng nhân viên và đào tạo

    Tuyển dụng nhân viên và đào tạo

    5.1 Tuyển dụng

    Xác định nhu cầu, số lượng và vị trí nhân viên cần tuyển dụng (thợ nail, lễ tân, quản lý...) dựa trên quy mô và loại hình dịch vụ của tiệm và lập danh sách các tiêu chí rõ ràng về:

    • Tay nghề: Kinh nghiệm làm việc, kỹ năng làm móng, khả năng vẽ móng nghệ thuật...
    • Kiến thức: Hiểu biết về các loại sản phẩm, quy trình làm nail, kiến thức về chăm sóc móng...
    • Thái độ phục vụ: Nhiệt tình, thân thiện, trung thực, có tinh thần trách nhiệm...

    Đăng tin tuyển dụng trên các kênh phù hợp như website, mạng xã hội, các trang tuyển dụng chuyên ngành… Tiến hành phỏng vấn để đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ của ứng viên. Sau đó chọn những ứng viên phù hợp nhất với tiêu chí và văn hóa của tiệm.

    5.2 Đào tạo

    • Đào tạo chuyên môn: Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ thuật làm móng, vẽ móng, sử dụng sản phẩm, vệ sinh dụng cụ... để nâng cao tay nghề cho nhân viên.
    • Đào tạo kỹ năng mềm: Bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng, giải quyết tình huống... để nhân viên có thể phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp và chu đáo.
    • Đào tạo định kỳ: Thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng mới cho nhân viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
    • Tạo môi trường học tập: Khuyến khích nhân viên học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong công việc.

    Lập kế hoạch đào tạo chuyên môn đảm bảo chất lượng dịch vụ tiệm nail:

    Lên kế hoạch chi tiết về nội dung, thời gian, hình thức đào tạo và sau đó mời các chuyên gia, thợ nail giỏi để đào tạo cho nhân viên hoặc chính bạn trực tiếp đào tạo cho nhân viên của mình để có thể đánh giá một cách chính xác nhất

    Trong thời gian làm việc, hãy thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của nhân viên để điều chỉnh và cải thiện chương trình đào tạo.

    6. Mua những dụng cụ, bộ đồ nghề làm nail uy tín chất lượng cao tại Kềm Nghĩa

    Kềm Nghĩa là thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dụng cụ làm nail. Sản phẩm của Kềm Nghĩa được làm từ chất liệu cao cấp, đảm bảo độ bền, an toàn và hiệu quả sử dụng. Kềm Nghĩa cung cấp đa dạng các loại dụng cụ làm nail, từ kềm cắt da, kềm cắt móng, dũa móng, nhíp,... đến các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng.

    >>> Xem thêm: Top 7 kềm cắt da chất lượng tốt nhất hiện nay tại Kềm Nghĩa

    Dụng cụ, bộ đồ nghề làm nail chất lượng cao tại Kềm Nghĩa

    Dụng cụ, bộ đồ nghề làm nail chất lượng cao tại Kềm Nghĩa

    Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và phong cách của tiệm nail. Sản phẩm của Kềm Nghĩa có giá cả cạnh tranh, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Hãy tham khảo thêm sản phẩm tại Kềm Nghĩa để lựa chọn cho tiệm bộ dụng cụ làm nghề an toàn và chuyên nghiệp nhé!

    Hy vọng những chia sẻ của Nghĩa Beauty trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn trên con đường khởi nghiệp. Chúc bạn thành công!

    >>> Có thể bạn quan tâm: 

    ← Bài trước Bài sau →

    Bình luận