Tại sao móng tay dễ gãy? Nguyên nhân và cách khắc phục
- Người viết: Kềm Nghĩa lúc
- Bí quyết làm đẹp
- - 0 Bình luận
Móng tay tự nhiên gãy là tình trạng phổ biến nhiều người hay gặp và tiềm ẩn những ảnh hưởng không tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như thói quen sinh hoạt không khoa học dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng hay chăm sóc móng không đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân tại sao móng tay dễ gãy và cách khắc phục để sở hữu bộ móng chắc khỏe, đẹp tự nhiên nhé!
1. Nguyên nhân khiến móng tay giòn dễ gãy
Tại sao móng tay dễ gãy hường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống hàng ngày mà bạn không để như thiếu dưỡng chất, tiếp xúc hóa chất hay thói quen xấu. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến móng tay bạn trở nên giòn và dễ gãy:
1.1. Do thiếu sắt
Sắt là khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe và độ cứng cáp cho móng tay. Khi cơ thể thiếu sắt, móng sẽ trở nên mềm yếu và dễ gãy hơn. Dấu hiệu nhận biết là móng tay có các đường sọc dọc, dễ bị tách lớp hoặc gãy ở phần đầu móng. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau xanh đậm, các loại đậu hoặc sử dụng viên uống bổ sung sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
1.2. Do tiếp xúc với bàn phím quá nhiều
Một trong những lý di tại sao móng tay dễ gãy là do việc gõ bàn phím liên tục. Điều này có thể tạo áp lực cơ học lên móng tay, làm chúng yếu và dễ gãy hơn. Móng tay thường bị mòn, nứt ở đầu và mất đi độ bóng tự nhiên. Để khắc phục, bạn nên giảm áp lực bằng cách sử dụng bàn phím mềm, đeo găng tay bảo vệ khi làm việc hoặc cắt móng tay ngắn để hạn chế tổn thương từ việc gõ phím.
1.3. Do thiếu độ ẩm
Móng tay khô và thiếu độ ẩm sẽ mất đi độ đàn hồi tự nhiên, trở nên giòn và dễ nứt gãy. Biểu hiện thường gặp là móng tay khô ráp, xù xì và dễ bong tróc. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách dưỡng ẩm thường xuyên cho móng. Hãy thoa kem dưỡng ẩm hoặc sử dụng các loại dầu tự nhiên như dầu oliu, dầu jojoba để nuôi dưỡng móng từ sâu bên trong.
Tìm hiểu các nguyên nhân tại sao móng tay dễ gãy
1.4. Do sơn móng tay quá thường xuyên
Sơn móng tay chứa các hóa chất có thể làm móng yếu, mỏng và dễ gãy theo thời gian. Móng thường có dấu hiệu chuyển màu vàng, giòn và dễ nứt. Để bảo vệ móng, bạn nên hạn chế sơn móng tay quá thường xuyên và ưu tiên sử dụng các loại sơn không chứa hóa chất độc hại.
1.5. Do cắt biểu bì móng
Lớp biểu bì xung quanh móng có vai trò bảo vệ móng khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây hại. Việc cắt lớp biểu bì này sẽ làm móng mất đi lớp bảo vệ tự nhiên, khiến chúng dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Để khắc phục, bạn không nên cắt lớp biểu bì mà chỉ nhẹ nhàng đẩy chúng để giữ cho vùng da quanh móng khỏe mạnh và an toàn hơn.
1.6. Do thiếu vitamin B
Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng móng tay khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình phát triển của chúng. Khi thiếu vitamin B, móng sẽ mọc chậm, dễ gãy và có màu sắc xỉn. Bạn nên bổ sung vitamin B thông qua các thực phẩm như trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng giàu vitamin B để cải thiện tình trạng này.
1.7. Do tẩy sơn móng bằng aceton
Aceton có trong các sản phẩm tẩy sơn móng thường làm móng tay bị khô, mất nước và yếu đi nhanh chóng. Biểu hiện rõ nhất là móng giòn, dễ nứt và xù xì. Để bảo vệ móng, bạn nên chọn các sản phẩm tẩy sơn móng không chứa aceton, giúp hạn chế tình trạng khô và giữ cho móng khỏe hơn.
Aceton là một trong những nguyên nhân làm móng tay dễ gãy
2. Cách khắc phục tình trạng móng tay dễ gãy
Nhận biết sớm nguyên nhân tại sao móng tay dễ gãy sẽ giúp bạn có biện pháp chăm sóc và bảo vệ móng hiệu quả. Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen chăm sóc móng khoa học sẽ giúp bạn sở hữu đôi bàn tay đẹp, khỏe mạnh hơn. Một số phương pháp cải thiện sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng móng tay giòn yếu và giữ chúng luôn chắc khỏe.
2.1. Luôn đeo găng tay khi tiếp xúc với chất tẩy rửa
Hóa chất có trong các sản phẩm tẩy rửa như nước rửa chén, xà phòng hay chất tẩy quần áo chứa nhiều thành phần làm mất đi độ ẩm tự nhiên của móng và da tay. Tiếp xúc thường xuyên với những chất này sẽ khiến móng tay trở nên khô, giòn và dễ nứt gãy. Thậm chí, các hóa chất mạnh còn gây kích ứng vùng da xung quanh móng.
Vì vậy, việc đeo găng tay bảo vệ là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để tránh tình trạng móng bị tổn thương. Bạn nên chọn loại găng tay cao su mềm mại, có lót bông bên trong để vừa bảo vệ tay, vừa tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Ngoài ra, sau khi hoàn thành công việc nhà, bạn hãy thoa một lớp kem dưỡng để duy trì độ ẩm cho móng và da tay.
2.2. Làm ướt móng trước khi dũa hay cắt
Tại sao móng tay dễ gãy khi dũa hoặc cắt móng bạn đã biết chưa? Đó là do khi cắt hoặc dũa khi móng khô có thể khiến chúng bị nứt, xước hoặc dễ gãy do thiếu độ đàn hồi. Đặc biệt, khi móng giòn hoặc yếu, lực tác động từ dụng cụ sẽ làm móng tổn thương nặng hơn. Trước khi thực hiện việc dũa hay cắt, bạn nên ngâm tay vào nước ấm từ 3 đến 5 phút để làm mềm móng.
Nước ấm sẽ giúp móng tăng độ đàn hồi và dễ dàng tạo hình hơn mà không gây áp lực quá lớn. Khi dũa, hãy chọn loại dũa mịn và thao tác nhẹ nhàng theo một chiều để tránh làm hư tổn lớp bề mặt móng. Cách chăm sóc này không chỉ giúp móng bền hơn mà còn hạn chế tình trạng móng chẻ đôi và nứt gãy.
Chăm sóc móng cẩn thận để có đôi bàn tay đẹp
2.3. Không nên cắt sạch lớp da quanh móng
Nhiều bạn thường tự hỏi tại sao móng tay dễ gãy dù cắt tỉa móng thường xuyên. Nhưng lớp da mỏng quanh móng (biểu bì) đóng vai trò như một "lá chắn tự nhiên" bảo vệ móng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn. Nhiều người có thói quen cắt sạch lớp biểu bì để móng trông sạch đẹp hơn nhưng điều này thực tế lại gây hại cho sức khỏe của móng. Khi lớp biểu bì bị loại bỏ, vùng da quanh móng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ nhiễm trùng và thậm chí hình thành vết thương hở.
Thay vì cắt sạch, bạn có thể dùng que đẩy nhẹ lớp biểu bì sau khi ngâm tay vào nước ấm để làm mềm da. Điều này giúp giữ móng khỏe mạnh mà vẫn mang lại vẻ ngoài gọn gàng, thẩm mỹ. Kết hợp thêm kem dưỡng dành cho vùng da quanh móng để duy trì độ mềm mại và bảo vệ lớp biểu bì hiệu quả.
2.4. Bỏ thói quen cắn móng tay
Thói quen cắn móng tay không chỉ khiến móng mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Khi cắn móng, bạn vô tình làm tổn thương cấu trúc móng và vùng da xung quanh, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ miệng xâm nhập gây nhiễm trùng hoặc viêm móng.
Ngoài ra, cắn móng thường xuyên còn làm móng yếu, dễ gãy và khó phục hồi. Để bỏ thói quen này, bạn có thể sử dụng sơn móng có vị đắng hoặc luôn giữ cho móng tay được cắt ngắn và sạch sẽ. Việc chăm sóc móng đẹp cũng giúp bạn có động lực hơn trong việc từ bỏ thói quen cắn móng, từ đó cải thiện cả ngoại hình lẫn sức khỏe của móng tay.
2.5. Không dùng móng tay tùy tiện
Móng tay tuy nhỏ nhưng lại chịu nhiều áp lực từ thói quen hàng ngày như mở nắp chai, bóc đồ vật hay gãi bề mặt cứng. Những hành động này dễ làm móng bị cong, nứt hoặc gãy vì móng không được thiết kế để chịu lực mạnh.
Thay vì sử dụng móng tay như một công cụ, bạn nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ phù hợp như đồ khui nắp chai hoặc dao nhỏ. Đồng thời, giữ cho móng tay có độ dài vừa phải cũng giúp hạn chế áp lực và giảm nguy cơ gãy móng trong sinh hoạt thường ngày.
Không dùng móng tay để mở đồ cứng
2.6. Dưỡng ẩm cho da và móng tay
Việc dưỡng ẩm không chỉ quan trọng đối với làn da mà còn cần thiết để duy trì sức khỏe của móng tay. Khi móng thiếu độ ẩm, chúng sẽ trở nên giòn, xù xì và dễ bong tróc. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng móng tay hàng ngày, đặc biệt là sau khi rửa tay hoặc tiếp xúc với nước lâu.
Các loại dầu tự nhiên như dầu oliu, dầu argan hay dầu jojoba có khả năng thẩm thấu tốt, giúp nuôi dưỡng móng từ sâu bên trong và cải thiện độ chắc khỏe. Thêm vào đó, việc mát-xa nhẹ nhàng vùng móng và da quanh móng còn kích thích tuần hoàn máu, giúp móng phát triển nhanh và khỏe hơn.
2.7. Ăn uống đủ chất
Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất là một trong những nguyên nhân chính khiến tại sao móng tay dễ gãy. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như:
- Sắt: Có nhiều trong thịt đỏ, gan, các loại đậu và rau xanh đậm giúp tăng cường cấu trúc móng.
- Vitamin B: Các loại vitamin B, đặc biệt là biotin có trong lòng đỏ trứng, quả bơ, gan, sữa và hạt ngũ cốc giúp móng tay phát triển khỏe mạnh.
- Omega-3: Chất béo lành mạnh này có trong cá hồi, hạt chia và quả óc chó giúp móng bóng khỏe.
Ngoài ra, đừng quên uống đủ nước để duy trì độ ẩm tự nhiên cho móng và làn da. Kết hợp chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu đôi bàn tay với bộ móng chắc khỏe, đẹp tự nhiên.
Để có được bộ móng tay khỏe mạnh và đẹp, việc sử dụng dụng cụ chăm sóc chất lượng là điều không thể thiếu. Kềm Nghĩa với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, tự hào cung cấp các sản phẩm chăm sóc móng được chế tạo tỉ mỉ từ thép nhập khẩu, đảm bảo an toàn cho làn da. Với thiết kế sắc bén và độ bền vượt trội, sản phẩm của Kềm Nghĩa giúp bạn dễ dàng cắt tỉa móng và vùng da quanh móng một cách chính xác, an toàn, giữ cho bộ móng của bạn luôn đẹp và khỏe mạnh.
Kềm Nghĩa là thương hiệu chăm sóc móng chất lượng
Hy vọng với bài viết này bạn đã biết các nguyên nhân tại sao móng tay dễ gãy cũng như các biện pháp chăm sóc và bảo vệ móng hiệu quả. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết khác trên website của Kềm Nghĩa để nhận nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Viết bình luận
Bình luận